Mách bạn cách xử lý khi bị đau mắt đỏ

Dịch đau mắt đỏ vẫn còn hoành hành và khiến nhiều người bị đảo lộn sinh hoạt (nghỉ học, nghỉ làm). Nhằm giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này chúng tôi sẽ giới thiệu bài viết dưới đây về hướng xử lý bệnh cho bạn.

Cách xử lý khi bị đau mắt đỏ

Hiện chưa có thuốc đặc trị tiêu diệt virus gây bệnh đau mắt đỏ. Trong phác đồ hỗ trợ điều trị, hầu như hỗ trợ điều trị các triệu chứng và làm cơ thể tăng sức đề kháng chống lại sự hoạt động của virus. Gồm có: thuốc chống viêm nhẹ (một số loại chỉ dùng cho người lớn mà không dùng cho trẻ nhỏ) để chống sưng nề, thuốc giảm xuất tiết, kháng sinh phòng bội nhiễm do vi khuẩn và thuốc giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nhìn chung bệnh có xu hướng tự khỏi. Sau khoảng 10 ngày bệnh sẽ giảm dần và khỏi, sự hỗ trợ điều trị chủ yếu mang tính hỗ trợ. Riêng thể tấn công vào giác mạc thì những đốm trắng có thể mất đi sau một tháng và làm thị lực bị suy yếu.

Mách bạn cách xử lý khi bị đau mắt đỏ

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Với thể viêm kết mạc – họng – hạch thì cần kết hợp hỗ trợ điều trị họng, hạch. Có thể súc miệng bằng nước muối và dùng thuốc bổ (đường uống) cho cơ thể.

Một số trường hợp nặng gây ra viêm kết mạc có giả mạc. Giả mạc là màng viêm màu trắng đục, bám vào mặt sau của mi mắt và chỉ nhìn thấy khi lật mi lên. Khi có giả mạc chứng tỏ sức đề kháng của mắt đã yếu, bệnh đang có chiều hướng nặng thêm và độc tính của virus cao. Những trường hợp này mắt sưng rất nặng và kéo dài do giả mạc bít vào mặt sau mắt làm cho thuốc không ngấm vào được tổ chức bệnh. Do vậy cần có sự can thiệp của bác sỹ giúp bóc bỏ lớp màng để thuốc phát huy tác dụng. Cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc phải viêm kết mạc có giả mạc.

Bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn nhiều nếu giả mạc không được bóc đi. Bệnh kéo dài và lâu khỏi. Khi khỏi, giả mạc bị xơ hóa, co rút lại làm cho bề mặt sau kết mạc mi dúm dó, gây cạn cùng đồ làm mắt khó liếc nhìn về các phía.

Các biện pháp phòng tránh

– Người bệnh có thể là nguồn lây tiếp tục sau khi một tuần. Do đó cần cắt đứt hai đường lây bệnh, nguồn lây trực tiếp và qua đường không khí bằng cách tránh chạm vào vùng mắt và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi sử dụng các loại thuốc để nhỏ mắt.

Mách bạn cách xử lý khi bị đau mắt đỏ

Đeo kính dâm để  tránh lây bệnh cho người khác

– Không dùng chung khăn tắm hoặc khăn tay, vứt bỏ khăn giấy sau mỗi lần sử dụng. Lưu ý khăn mặt, khăn tắm cần giặt sạch bằng xà phòng, đem phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.

– Súc miệng hàng ngày bằng nước muối hoặc các nước súc miệng khác. Nhỏ nước muối 0,9% vào mắt hàng ngày.

– Khử trùng các bề mặt như bàn ăn, bồn tắm, bồn rửa mặt và tay nắm cửa để ngăn ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

– Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc của người khác để nhỏ mắt khi bị bệnh. Không tự đắp lá dâu, lá trầu,… vào mắt vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.

– Không nên đeo kính áp tròng cho đến khi bệnh đau mắt đỏ đã được hỗ trợ chữa trị khỏi. Việc trang điểm mắt và sử dụng các loại kem mỹ phẩm cũng nên tránh vùng mắt cho đến khi các triệu chứng của đau mắt đỏ không còn.

– Bệnh viện cũng là môi trường phát tán dịch trong mùa dịch do tần suất gặp gỡ giữa người bệnh với người khỏe mạnh ở bệnh viện rất cao. Do đó, vào mùa dịch không nên đến bệnh viện khi không cần thiết và nên tránh những nơi đông người như chợ, siêu thị, thang máy.