Triệu chứng và biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ

Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là tình trạng không phải hiếm gặp đặc biệt là trẻ sinh đôi, trẻ sinh hai với tỉ lệ mắc bệnh là tương đối cao. Xoắn tinh hoàn là bệnh nảy sinh do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm lượng máu đến tinh hòa gây đau và sưng. Làm thế nào để nhận biết xoắn tinh hoàn ở trẻ sớm? Phương pháp hỗ trợ điều trị xoắn tinh hoàn là gì? Cùng tìm hiểu!

Triệu chứng và phương pháp hỗ trợ điều trị xoắn tinh hoàn ở trẻ
Triệu chứng và phương pháp hỗ trợ điều trị xoắn tinh hoàn ở trẻ

Triệu chứng của xoắn tinh hoàn của trẻ:

Xoắn tinh hoàn là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phải cắt bỏ một bên tinh hoàn ở trẻ. Khi trẻ bị xoắn tinh hoàn một bên sẽ có nguy cơ bị xoắn tinh hoàn bên kia cao hơn. Do vậy cần phát hiện xoắn tinh hoàn càng sớm càng tốt để tránh gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Nhận biết xoắn tinh hoàn sớm qua những triệu chứng:

– Tinh hoàn di động bất thường có thể nằm cao hơn hoặc xoay góc bất thường.

– Đau đột ngột, dữ dội ở bìu hoặc ở tinh hoàn ban đầu có thể là một bên.

– Đau lan dọc theo ống bẹn lên bụng một số trường hợp bị đau lan ra lưng.

– Bìu bị sưng to, đỏ và rát.

– Đau vào ban đêm hoặc lúc nửa đêm về sáng.

– Đau nhiều hơn khi vận động nhiều.

– Buồn nôn và nôn.

– Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt.

– Sốt.

Nguyên nhân nào gây xoắn tinh hoàn?

Theo bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Bắc Việt thì hiện chưa thể xác định được nguyên nhân dẫn đến xoắn tinh hoàn đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Đối với người lớn thì nguyên nhân dẫn đến có thể là do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó là do tinh hoàn di động. Trong thời kì mang thai, tinh hoàn nằm trong ở bụng. Trong suốt quá trình phát triển, tinh hoàn có thể di chuyển dần vào túi bi đôi, kéo theo những mạch máu nuôi dưỡng và các thành phần liên quan. Kết quả là tinh hoàn được treo lủng lẳng trong túi bi đôi như quả lắc đồng hồ, dễ bị xoắn hơn. Dần về sau tinh hoàn sẽ càng được cố định vững chắc hơn. Đây cũng là lí do giải thích tại sao xoắn tinh hoàn thường xảy ra nhiều ở trẻ em và lứa tuổi dậy thì.

Vì vậy, để phòng tránh xoắn tinh hoàn ở trẻ cần kiểm tra túi bi đôi của mình thường xuyên. Nếu thấy túi bi đôi thỉnh thoảng bị trống chỉ có 1 bên thì bạn cần phải đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thạch khoa ngoại-thận niệu BV Nhi Đồng 2 nhấn mạnh để tránh cho trẻ bị xoắn tinh hoàn các bà mẹ phải chú ý nhiều đến yếu tố nguy cơ. Với những trẻ có tinh hoàn di động (lúc bà mẹ sờ thấy có, lúc lại không thấy tinh hoàn trong bìu) thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám xem có nguy cơ xoắn hay không.

Nếu có, các bác sĩ sẽ cố định tinh hoàn bằng một phẫu thuật nhỏ, nhẹ nhàng để tránh nguy cơ xoắn tinh hoàn về sau. Ngoài ra, bác sĩ Thạch cũng lưu ý khi phát hiện trẻ đau vùng bìu đột ngột cần đưa đi khám ngay để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Trẻ nam nên tránh những va chạm mạnh ở vùng nhạy cảm này tránh làm tổn thương đến tinh hoàn. Với những trường hợp đã từng bị cắt bỏ một tinh hoàn do bị hoại tử thì càng phải thận trọng hơn, vì nếu lỡ bị vỡ nốt tinh hoàn còn lại mà không đến BV hỗ trợ điều trị kịp thời, cũng sẽ làm tinh hoàn bị hoại tử và không còn khả năng sinh con.
Như vậy, phát hiện xoắn tinh hoàn ở trẻ sớm có vai trò vô cùng quan trọng chính vì vậy mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến để tránh những ảnh hưởng không mong muốn.
Bạn cần tư vấn thêm có thể liên hệ bác sĩ chuyên khoa theo hotline 0353.909.141 để được giải đáp thắc mắc!