Những điều nên biết về bệnh u xơ tuyến tiền liệt
Nguyên nhân sinh bệnh u TTL có nhiều giả thiết, nhưng không có giả thiết nào được chứng minh, vì không gây được mẫu bệnh trên súc vật. Hiện nay các tác giả chỉ chấp nhận 2 nguyên nhân chính: tuổi già và yếu tố tăng trưởng của mô sợi. Ngoài ra các yếu tố tăng trưởng mô, thượng bì, kêratin cũng góp phần sinh bệnh.
Các triệu chứng lâm sàng và việc chẩn đoán bệnh dựa vào 2 nhóm triệu chứng khách quan và chủ quan:
– Triệu chứng chủ quan: Bệnh phát triển chậm kéo dài nhiều năm do đó người bệnh thích nghi dần, khó xác định được thời điểm của bệnh. Các rối loạn có lúc tăng lúc giảm, do ảnh hưởng của chế độ làm việc, nghỉ ngơi hoặc ảnh hưởng của chế độ ăn uống. Bệnh nhân có thể có những triệu chứng sau: Đái gấp, khi mót đi tiểu bệnh nhân khó nhịn được; Đêm phải đi tiểu nhiều lần, từ 2 lần trở lên; tiểu phải rặn khởi động mới tiểu được; tia nước tiểu yếu; tiểu làm nhiều giai đoạn; tiểu xong có cảm giác tiểu chưa hết; phải tiểu lại trong vòng chưa đầy 2 giờ.
– Triệu chứng khách quan: Thăm khám tiền liệt tuyến qua hậu môn bằng ngón tay vẫn là phương tiện tất yếu trong khám lâm sàng, các cận lâm sàng khác cũng hỗ trợ tốt như: siêu âm, đo nước tiểu tồn lưu, đo lưu lượng nước tiểu, xét nghiệm nước tiểu, máu, xquang. Trong các xét nghiệm này thì siêu âm có giá trị lớn nhất, nó cho ta thấy được hình ảnh, kích thước của tuyến, nước tiểu tồn lưu sau khi đi tiểu của bệnh nhân tương đối chính xác.
Về hỗ trợ điều trị: Có khoảng theo dõi và chờ đợi, tiếp theo là hỗ trợ điều trị nội khoa và cuối cùng là hỗ trợ điều trị ngoại khoa.
– Theo dõi và chờ đợi: Đối với bệnh nhân có dấu hiệu bế tắc nhẹ, nước tiểu tồn lưu dưới 50ml. Bệnh nhân chỉ cần: không nên uống bia rượu vào buổi tối; không nên ngồi xe hai bánh đường dài; không nên nhịn tiểu quá lâu; khi có dấu hiệu tiểu khó tăng nghỉ ngơi một vài ngày; nếu triệu chứng không tăng thêm có thể tiếp tục theo dõi mà không cần hỗ trợ điều trị gì.
– hỗ trợ Điều trị nội khoa: Đối với bệnh nhân bế tắc vừa, bệnh đã làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống hàng ngày, có thể áp dụng như sau:
+ Chống nhiễm khuẩn nếu có.
+ Làm giảm sự co thắt cơ trơn ở cổ bàng quang bằng thuốc ức chế alpha.
+ hỗ trợ Điều trị làm bướu nhỏ lại và mềm ra bằng các thuốc: Tadenan, Permixon, cây trinh nữ hoàng cung… Ngoài ra có thể kết hợp hỗ trợ điều trị bằng sóng siêu âm.
– hỗ trợ Điều trị ngoại khoa: Đối với bệnh nhân có dấu hiệu bế tắc nặng, nước tiểu tồn lưu trên 50ml. Có 2 phương pháp:
+ Phẫu thuật cắt đốt u qua nội soi: Khi u có kích thước nhỏ, người già có các bệnh lý nội khoa kèm theo thì đây là phương pháp rất tốt; bệnh nhân không có vết mổ, ngày hỗ trợ điều trị ngắn (4 – 5 ngày); áp dụng tốt với bệnh nhân không mổ hở được. Cắt, đốt nội soi không phải truyền máu, thủ thuật nhẹ nhàng có thể làm được nhiều lần.
+ Phẫu thuật mổ hở: Áp dụng cho khối u lớn, có kích thước trên 60 gam. Có 2 phương pháp mổ hở hay được áp dụng hiện nay là: Millin và Hrynchack. Mổ hở hiện nay ít được các bệnh viện sử dụng vì nó có nhiều biến chứng trong và sau mổ. Tuy nhiên ưu điểm của nó là lấy hết được bướu.
+ Những trường hợp quá khả năng phẫu thuật: Mở thông bàng quang ra da vĩnh viễn hoặc đặt stent vào cổ bàng quang để mở rộng cổ bàng quang.
KẾT LUẬN: U tuyến tiền liệt lành tính (hay còn quen gọi là u xơ tiền liệt tuyến), hiện nay chiếm tỷ lệ khá cao ở đàn ông cao tuổi Việt Nam. Chỉ định hỗ trợ điều trị chủ yếu dựa vào dấu hiệu bế tắc gây nên do u tiền liệt tuyến và số lượng nước tiểu tồn lưu. Không có sự liên quan giữa độ lớn của khối u và mức độ bế tắc. Thái độ hỗ trợ điều trị có nhiều giải pháp, từ theo dõi chờ đợi đến mổ bóc u. Mổ cắt đốt nội soi là một phương pháp hỗ trợ điều trị u xơ tiền liệt tuyến có độ an toàn cao hơn mổ hở, chi phí hỗ trợ điều trị thấp, ngày nằm viện ngắn. Hiện nay được nhiều nước Âu Mỹ ưa chuộng và đã được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Quy Nhơn, mang lại hiệu quả cao trong công tác khám hỗ trợ chữa trị bệnh.
“U tuyến tiền liệt (TTL) – gồm cả u phì đại lành tính và ung thư TTL – được quan tâm từ lâu vì chiếm tỷ lệ cao nhất trong mọi loại u nói chung, mặc dù đây chỉ là bệnh của riêng nam giới và chủ yếu chỉ gặp ở tuổi trung niên trở lên. Tỷ lệ u tăng lũy tiến theo tuổi, do vậy khi tuổi thọ đang tăng lên như hiện nay, vấn đề u TTL lại càng thu hút sự quan tâm của y học.
Về u phì đại lành tính TTL, theo các thống kê, người ta không gặp ở tuổi 21 – 30, nhưng đến tuổi 81 – 90, tỷ lệ mắc đã tới 86% và quá nửa số đó gây các biến chứng (rối loạn tiểu tiện) đến mức đòi hỏi được hỗ trợ điều trị, việc phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm bệnh u TTL sẽ giúp làm tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.
Tuyến tiền liệt là tuyến tiết ra phần lớn chất lỏng của tinh dịch, phần còn lại là của túi tinh và tinh hoàn, nó nằm sau xương mu, trước trực tràng, bao quanh cổ bàng quang và niệu đạo sau. Bình thường tiền liệt tuyến to bằng ngón tay cái của người bệnh và nặng khoảng 20 gam, có hình một trái mận, có rãnh giữa, hai thùy hai bên, cuống nằm phía dưới, đít trái mận tiếp nối với thành sau của bàng quang. “