Bị viêm tuyến tiền liệt có nên “quan hệ”?
Tôi bị viêm tuyến tiền liệt cách đây 2 năm, đã hỗ trợ điều trị khỏi nhưng nay lại tái phát. Xin cho hỏi tôi có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt không? Tôi có nên tiếp tục “quan hệ vợ chồng”? Và làm cách nào để khắc phục chứng bệnh này?
Viêm tiền liệt tuyến thường biểu hiện dưới hai dạng là cấp và mạn tính. Viêm tuyến tiền liệt cấp có triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, kèm theo sốt. Viêm tuyến tiền liệt mạn tính biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, tinh hoàn; đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần.
Bệnh viêm tuyến tiền liệt rất khó phát hiện bởi lẽ triệu chứng của nó có những điểm tương tự giống với một số bệnh như bệnh viêm nhiễm bàng quang hoặc niệu đạo.
Hiện nay y học chưa có bằng chứng rõ ràng nào khẳng định chứng viêm tuyến tiền liệt có khả năng dẫn tới ung thư tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên, ngay từ khi mới phát hiện ra bệnh, bạn cần nhanh chóng hỗ trợ điều trị và áp dụng một chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Ngăn ngừa
– Để ngăn ngừa chứng viêm tuyến tiền liệt quay trở lại “viếng thăm” là cả một vấn đề . Rất nhiều các quý ông sau một thời gian hỗ trợ điều trị , sẽ lại bị tái phát. Một trong số những nguyên nhân khiến bạn bị tái phát đó là do bạn đã bị một loại viêm nhiễm đặc biệt.
– Nếu loại vi khuẩn này chính là “thủ phạm” gây bệnh, bạn có thể sử dụng kháng sinh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để hỗ trợ điều trị.
– Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách mát xa “cậu nhỏ”, tuyến tiền liệt và kiểm tra nước tiểu và sự bài tiết từ tuyến tiền liệt trước và sau khi mát xa. Nhưng cũng cần hiểu rằng, viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn gây ra đối với đấng mày râu chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ.
– Trong trường hơp viêm tuyến tiền liệt không có liên quan đến một dạng viêm nhiễm nào, chứng bệnh có thể trở nên mãn tính và được gọi là viêm tuyến tiền liệt mãn tính hay gây nên hội chứng đau khung xương chậu mãn tính.
Theo như trong thư bạn nói, chúng tôi không rõ chính xác nguyên nhân gây nên chứng viêm tuyến tiền liệt của bạn là do đâu, chính vì thế thật không dễ để chỉ có bạn cách phòng ngừa.
Tuy nhiên, nhìn chung bạn cần tránh vận động mạnh, gây sức nén cho tuyến tiền liệt như đạp xe để giảm chấn động lên tuyến tiền liệt, cần uống nhiều nước, hạn chế rượu, cà phê và thức ăn cay nóng, đi tiểu đều. Thêm vào đó, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng hỗ trợ điều trị chứng bệnh này.
Hiện nay cũng có một số loại thuốc được sử dụng để hỗ trợ điều trị triệu chứng viêm tuyến tiền liệt như alpha blockers, finasteride và dutasteride, nhưng lưu ý là không nên tự ý dùng thuốc.
Vấn đề “chăn gối”
Còn vấn đề “chăn gối” mà bạn đã để cập đến, bạn không cần phải “kiêng” chuyện “yêu”. Bởi thông thường thì chứng bệnh này không gây nên những tác động xấu trong cuộc “giao ban”. Nhưng cũng không phủ nhận rằng có những trường hợp người bệnh cảm thấy bị đau trong khi giao hợp hay đau khi “xuất quân”. Nếu bạn thuộc đối tượng này có thể sử dụng loại thuốc giảm đau ibuprofen hay aspirin. Lưu ý: uống quá nhiều các loại thuốc này dễ có những tác dụng phụ như đau bụng, chảy máu hoặc loét dạ dày.
Nhưng nếu bạn phải chịu đựng cảm giác quá đau đớn khi “lâm trận”, thì hãy nên tạm gác chuyện phòng the sang một bên và đợi cho đến khi tình hình được cải thiện. Hơn nữa, nếu bạn bị viêm tuyến tiền liệt là do lây truyền quan đường tình dục, bạn nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian hỗ trợ điều trị, để bảo vệ “đối tác”.
Hãy ngay lập tức được thăm khám nếu như bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu như chảy máu, tổn thương cơ quan sinh dục hay quá trình xuất tinh bất thường từ “cậu nhỏ”.