Tất tần tật về bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây ra viêm nhiễm. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu được chia ra làm 2 là nhiễm khuẩn tiết niệu trên và nhiễm khuẩn tiết niệu dưới. Nhiễm khuẩn tiết niệu trên gây ra bệnh viêm thận bể thận cấp, viêm thận bể thận mạn. Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo. Nhiễm khuẩn ở nữ giới nhiều hơn nam giới, nam giới thường bị do nguyên nhân như tắc đường bài niệu, hoặc do các vi khuẩn bệnh lậu.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm trùng tiết niệu

– Có những biểu hiện như đau vùng trên xương mu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu ra máu, nước tiểu đục.

– Có cảm giác đau âm ỉ ở hông lưng một hoặc hai bên

– Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận – bể thận cấp tái phát nhiều lần, có sỏi thận tiết niệu, thận đa nang, dị dạng đường tiết niệu, phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

– Xuất hiện tiểu tiện đêm thường xuyên, ít nhất 1 lần hoặc nhiều lần.

– Buồn nôn, sốt cao, chân tay run, sức khỏe đi xuống, đau mỏi toàn thân, đau hố sườn bên.

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng tiết niệu

Nguyên nhân gây ra bệnh do vi khuẩn, do chế độ ăn uống, biến chứng của các bệnh khác gây nên. Nhưng vẫn chủ yếu là do sức đề kháng cơ thể kém nên vi khuẩn phát triển nhanh và gây ra bệnh. Điển hình là những vi khuẩn dưới đây.

Vi khuẩn Gram (+) chỉ chiếm khoảng < 10%

– Enterococcus: 2%

– Staphylococcus: 1%

– Các vi khuẩn khác: 3-4%.

Vi khuẩn Gram
Vi khuẩn Gram

Vi khuẩn Gram (-) chiếm khoảng > 90%

– E. Coli: 60-70%

– Klebsiella: 20% (15-20%)

– Proteus mirabilis: 15% (10-15%)

– Enterobacter: 5-10%

hỗ trợ Điều trị bệnh nhiễm trùng tiết niệu

hỗ trợ Điều trị bệnh nhiễm trùng tiết niệu thường sử dụng thuốc kháng sinh và các thuốc chống nhiễm trùng. Các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Bắc Việt cho biết những nhóm thuốc kháng sinh sau tốt cho việc hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.

– Nhóm cephalosporin: zinat, claforan …

– Nhóm quinolon: peflacin, norfloxacin …

– Nhóm aminosid: gentamycin, amikacin …

– Nhóm βlactam: ampicillin, augmentin …

Thuốc kháng sinh không được tự ý dùng mà phải theo đơn thuốc của bác sĩ. Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh cũng dẫn đến tình trạng kháng thuốc tức là thuốc không còn tác dụng với cơ thể. Ngoài ra bệnh nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn nên đặc biệt phải chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày tăng nhiều thực phẩm nhiều chất xơ, axit béo, nhiều rau xanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thức khuya là thủ phạm dẫn đến nhiều bệnh, từ 9h tối đến 6h sáng là khoảng thời gian thận, gan và các bộ phận khác đào thải chất độc ra bên ngoài, nếu lúc đó não vẫn hoạt động thì chất độc không được đưa ra ngoài thời gian lâu dần dẫn đến bệnh.

Nguồn phòng khám 73 Trần Duy Hưng Hà Nội