Bệnh nhiễm trùng đường niệu đạo

Đây là một bệnh nhiễm trùng thường gặp xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ niệu đạo và nhân lên trong niệu đạo hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại niệu đạo. Đường tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản (hai ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), bàng quang (hay bóng đái), và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo để ra ngoài khi tiểu).

nhiêm trùng đường niệu đạo

Bình thường nước tiểu vốn vô trùng. Cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang có tác dụng như một van chống trào ngược nhằm ngăn ngừa nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Dòng chảy của nước tiểu cũng là một lực cơ học giúp tống xuất vi khuẩn nếu chúng xâm nhập vào đây. Tất cả các đối tượng đều có thể mắc nhiễm trùng tiết niệu.

Các loại nhiễm trùng niệu đạo thường gặp

Nhiễm trùng đường tiểu thường xuất hiện đầu tiên ở phần thấp (niệu đạo, bàng quang) và nếu không được hỗ trợ điều trị nó có thể  nặng lên dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu trên (niệu quản, thận).

Sau đây là 3 loại nhiễm trùng niệu đạo thường thấy:

Viêm niệu đạo: viêm hay nhiễm trùng niệu đạo gây nên cảm giác bỏng rát khi đi tiểu và đôi khi có mủ. Với nam giới, viêm niệu đạo có thể gây nên chảy mủ ở lỗ sáo (lỗ niệu đạo) dương vật. Điển hình nhất là bệnh lậu nam giới mắc bệnh này thường có mủ ở lỗ sáo (triệu chứng học gọi là “giọt sương ban mai”).

Viêm bàng quang: Là nhiễm trùng đường tiểu thường gặp nhất gây nên đau tức bụng dưới, nước tiểu rất khai và đôi khi tiểu máu.

Viêm thận – viêm bể thận cấp: Có thể do nhiễm trùng ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ dòng máu. Nhiễm trùng thận hay viêm thận – bể thận (cần phân biệt với viêm cầu thận có thể nhanh chóng đưa đến suy giảm chức năng thận cũng như tử vong nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời và ).

      Nguyên nhân gây bệnh

Do vi khuẩn E.coli: Khuẩn E. Coli gây nên 80% trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu ở người lớn. Vi khuẩn này thường có trong đại tràng và có thể đi vào lỗ niệu đạo từ vùng da xung quanh hậu môn và cơ quan sinh dục. Phụ nữ có thể dễ nhiễm bệnh hơn do lỗ niệu đạo nằm gần với nguồn vi khuẩn từ phía sau (hậu môn, âm đạo) và niệu đạo của phụ nữ cũng ngắn hơn do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang. Các vi khuẩn khác gây ra nhiễm trùng niệu đạo bao gồm  StaphylococcussaprophyticusChlamydiatrachomatisProteus và Mycoplasmahominis. Nam giới và phụ nữ nếu nhiễm Chlamydiatrachomatis hay Mycoplasma hominis đều có thể truyền vi khuẩn này cho bạn tình trong khi giao hợp dẫn đến nhiễm trùng niệu đạo.

Giao hợp cũng có thể gây nên nhiễm trùng niệu đạo ở một số phụ nữ (mặc dù bạn tình không mắc bệnh) vì những lí do không rõ ràng. Phụ nữ sử dụng màng ngăn âm đạo thường dễ nhiễm trùng hơn và bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng cũng có thể làm phát triển E. coli trong âm đạo. Vi khuẩn này sau đó có thể đi vào niệu đạo.