Nam giới bị đi tiểu nhiều lần là bệnh gì?

Cháu chào bác sĩ! Bác sĩ cho cháu hỏi đi tiểu nhiều lần là bệnh gì vậy ạ? Khoảng 1 tuần gần đây cháu cứ buồn đi tiểu suốt và thường xuyên phải vào wc nhưng mỗi lần vào đi chỉ đi được 1 vài giọt, cháu vẫn còn buồn tiểu nhưng lại không đi được nữa, thậm chí có những lần cháu vào nhưng rặn mãi không được giọt nào. Lúc đi tiểu cháu cảm thấy rất là đau buốt, cháu vô cùng mệt mỏi và lo lắng. Mong các bác sĩ giải đáp giúp cháu sớm ạ. Cháu cảm ơn các bác sĩ ( Hoàng Nam – sinh viên)

Trả lời:

Hoàng Nam thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Bắc Việt, sau đây các bác sĩ sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc đi tiểu nhiều lần là bệnh gì:

Người bình thường chỉ đi tiểu khoảng 4-6 lần một ngày hoặc nếu uống nhiều nước hơn thì đi khoảng 7-8 lần. Nhưng nếu như đi tiểu quá 10 lần trong ngày thì bạn đang gặp phải hiện tượng đi tiểu nhiều lần. Hiện tượng này có thể chỉ là do sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là do mắc phải những bệnh lý vô cùng nguy hiểm

Nếu như bạn uống nhiều nước, uống bia, rượu, cafe, các loại thuốc uống lợi tiểu… thì bị đi tiểu nhiều là chuyện bình thường.

Nam giới bị đi tiểu nhiều lần là bệnh gì?
Nam giới bị đi tiểu nhiều lần là bệnh gì?

Nhưng nếu như bạn bị đi tiểu nhiều không phải là do những lý do trên thì có thể là bạn đang mắc một số căn bệnh về đường tiểu làm cho bạn vô cùng khó chịu

Những bệnh lý gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần ở nam giới

Do rối loạn nội tiết

– Bệnh đái tháo đường: Lượng đường trong máu không thể kiểm soát được sẽ làm cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng, từ đó sẽ làm cho người bệnh mất kiểm soát tình trạng đi tiểu của mình dẫn tới hiện tượng tiểu nhiều. Muốn khắc phục bệnh này thì người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống khoa học, uống thuốc hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.

– Suy tuyến giáp: các chức năng của tuyến giáp bị suy giảm có thể gây ra các bệnh có liên quan tới bàng quang dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều lần. Biểu hiện thường gặp là: mệt mỏi, bị tăng cân, da khô nứt nẻ, tóc khô và rụng nhiều…

Do các bệnh về tuyến tiền liệt

Bệnh này gặp nhiều ở những người đàn ông ngoài 50 tuổi. Tuyến tiền liệt là cơ quan quan trọng giúp duy trì nòi giống và dẫn nước tiểu, những người cao tuổi thì tiền liệt tuyến sẽ phình to ra gây chèn ép vào niệu đạo, để lâu dài có thể dẫn tới viêm tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiều liệt, làm ảnh hưởng trực tiếp tới bàng quang dẫn tới hiện tượng tiểu lắt nhắt và phải đi tiểu rất nhiều lần

– Đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn: làm kích thích bàng quang và niệu đạo làm cho người bệnh phải đi tiểu nhiều lần, kèm theo triệu chứng tiểu ra máu và tiểu buốt…

–  Bệnh viêm bàng quang kẽ: Bệnh này không có nguyên nhân nhưng ngoài hiện tượng đi tiểu nhiều người bệnh còn bị đau vùng bụng dưới và đi tiểu cấp

– Bàng quang bị kích thích: đây là tình trạng bàng quang co thắt không thể kiểm soát được, làm cho người bệnh luôn muốn đi tiểu và đi tiểu không tự chủ.

– Ung thư bàng quang: bệnh này thường hiếm gặp, các khối u lớn dần làm chèn ép bàng quang nên dẫn đến đi tiểu nhiều.

– Hẹp niệu đạo: Do phì đại tuyến tiền liệt, bệnh viêm niệu đạo mãn tính và các căn bệnh lây qua đường tình dục gây ra. Biểu hiện thường thấy là đi tiểu nhiều, tiểu buốt, trong nước tiểu có chứa tinh dịch và máu, cơ quan sinh dục bị sưng to.

– Có sỏi hoặc dị vật trong đường tiết niệu: Sỏi hoặc các dị vật trong đường tiết niệu có thể sẽ làm cản trở đường nước tiểu di chuyển dẫn đến tình trạng đau buốt khi đi tiểu và phải đi tiểu rất nhiều lần

– Suy tuyến thượng thận: Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, sụt cân, ăn không ngon, tiêu chảy, buồn nôn… do tình trạng hormone từ tuyến thượng thận bị suy giảm.

Hoàng Nam thân mến, theo như những gì bạn miêu tả thì khả năng bạn bị đi tiểu nhiều do một trong những bệnh lý ở trên gây ra là rất cao. Bạn cần phải tới ngay các địa chỉ khám ngoại khoa tốt nhất để khám và hỗ trợ điều trị bệnh sớm nhất, không nên tự ý mua thuốc về hỗ trợ điều trị vì bạn chưa biết mình bị mắc bệnh gì. Nếu càng để lâu bệnh sẽ càng nặng hơn và khó hỗ trợ chữa trị hơn. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ vào số: 0353.909.141 để nắm rõ hơn tình trạng bệnh của mình.