Bệnh tinh hoàn cần khám như thế nào?

Khi mắc bệnh viêm tinh hoàn thì cần khám như thế nào? Cần tiến hàng xét nghiệm như thế nào? Phải làm gì mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh viêm tinh hoàn? Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu các vấn đề này.

Benh tinh hoan can kham nhu the nao

Theo các bác sĩ cho biết: Những bệnh nhân khi mắc bệnh viêm tinh hoàn cần tới chuyên khoa để bác sĩ khám và chẩn đoán. Nếu như cần thực hiện những hạng mục nào thì bác sĩ sẽ chỉ định. Thường khi xét nghiệm thì có xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch, nước tiểu,…

Xét nghiệm máu có thể thấy bạch cầu tăng, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính. Để đặc hiệu hơn người ta thường tiến hành đo CRP (C-reactive protein). Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng CRP có độ nhậy 96,2% và độ đặc hiệu là 94.2% đối với viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn.

Soi tươi và nuôi cấy nước tiểu giữa dòng có thể xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Phân tích nước tiểu toàn bộ có thể thấy bạch cầu trong nước tiểu hoặc test phân hủy bạch cầu dương tính, hoặc thể nitrit

Nhuộm soi và nuôi cấy dịch niệu đạo xác định các nguyên nhân gây viêm niệu đạo.

PCR (polymerase chain reaction assays- Phản ứng khuyeeech đại gen) với Chlamydia Tracomatis và. Neseisia gonorrheae bệnh phẩm là dịch niệu đạo hoặc nước tiểu.

Siêu âm Doppler mầu cho phép đánh giá mức độ tưới máu và các cấu trúc giải phẫu của tinh hoàn. Trường hợp bị bệnh tinh hoàn thì hoàn tinh hoàn sẽ tăng kích thước, tăng tưới máu tinh hoàn, tốc độ dòng chảy tăng.
Đứng trước một tình trạng đau bìu cấp tính cần phân biệt với các trường hợp sau đây: Tràn dịch màng tinh hoàn, Thoát vị bẹn, Xoắn tinh hoàn. Trong đó xoắn tinh hoàn tình huống hay bị chẩn đoán nhầm với viêm tinh hoàn- mào tinh hoàn nhất. Đây là lí do chính dẫn đến việc cắt bỏ tinh hoàn do xoắn. Theo thống kê ở Anh, mỗi năm có khoảng 400 trẻ phải cắt bỏ tinh hoàn do xoắn để muộn. Tại bệnh viện Bình Dân, theo số liệu tổng kết 49 trường hợp hỗ trợ điều trị tại khoa Nam học trong 2 năm từ năm 2008-2010 thì tỉ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn là 37/49 bệnh nhân. Còn tại bệnh viện Việt Đức, theo số liệu thống kê trong vòng 5 năm từ 2005 đến 2010, tỉ lệ cắt bỏ tinh hoàn do xoắn là 84,1% (53/63 bệnh nhân).

Để phân biệt các tình trạng này sự thiếu vắng của dấu hiệu sốt hay sốt nhẹ là một dấu hiệu gợi ý đến xoắn tinh hoàn trước một trạng thái đau bìu cấp tính. Một dấu hiệu đặc hiệu cho xoắn tinh hoàn là mất hoặc giảm phản xạ cơ bìu. Mất hoặc giảm phản xạ cơ bìu có độ nhậy đối với xoắn tinh hoàn là 100%, tuy nhiên trường hợp còn phản xạ thì không thể loại trừ xoắn tinh hoàn. Hay dấu hiệu Prehn âm tính cũng là một dấu hiệu đặc hiệu cho xoắn tinh hoàn. Siêu âm Doppler mầu để xác đinh và phân biệt xoắn tinh hoàn với các trạng thái đau bìu cấp khác. Dấu hiệu đặc hiệu cho xoắn tinh hoàn trên siêu âm Doppler mầu có dòng chảy là mất tính hiệu mạch trong nhu mô tinh hoàn. Theo nhiều tác giả ở người lớn, siêu âm mầu có độ nhậy là 86%, độ đặc hiệu là 100% và độ chính xác là 97% trong việc chẩn đoán xoắn tinh hoàn. Tuy nhiên ở trẻ em, siêu âm Doppler mầu lại có độ nhậy và độ đặc hiệu thấp hơn nhiều so với ở người lớn.