Rối loạn cương dương và những điều cần biết

Rối loạn cương dương là bệnh liên quan đến rối loạn chức năng sinh lý thường gặp ở nam giới. Bệnh không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tâm lý của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Để giúp nam giới tìm hiểu về bệnh rối loạn cương dương, các bác sĩ chuyên khoa ngoại khoa của phòng khám đa khoa Bắc Việt có bài viết chia sẻ sau đây.

Rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương là tình trạng nam giới không có khả năng hoặc không thể duy trì được tình trạng cương cứng của dương vật, do đó không làm thỏa mãn ham muốn của người bạn tình. Rối loạn cương dương thường xuất hiện ở những nam giới ở độ tuổi trung niên, do ở độ tuổi này các tế bào sinh tinh ở giai đoạn thoái hóa, lượng hormone testosterone  được sản xuất ít nên nồng độ hormone này giảm trong máu.

Rối loạn cương dương và những điều cần biết
Rối loạn cương dương khiến nam giới mất tự tin khi “yêu”

Do lượng hormone testosterone giảm nên nhu cầu tình dục của nam giới cũng giảm. Các sợi cơ trơn xung quanh mạch máu của dương vật sẽ chịu tác động của adrenalin, nên hệ thần kinh giao cảm thường xuyên bị co thắt, gây giảm máu đến dương vật, khiến dương vật nhỏ lại và khó cương cứng hoặc dương vật cương cứng nhưng không thể quan hệ tình dục.

Theo số liệu thống kê năm 2005, trên thế giới có khoảng 411 triệu nam giới ở độ tuổi 40-69 gặp phải tình trạng rối loạn cương dương. Còn ở Việt Nam, con số này ước tính có tới 2 triệu người.  Rối loạn cương dương ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình nhưng phần lớn nam giới rơi vào tình trạng lại không biết nói với ai.

Rối loạn cương dương do nguyên nhân nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương, có thể do tâm lý, do chấn thương ở cơ quan sinh dục hoặc do mắc các bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như sau:

1.Do mắc các bệnh lý hoặc do thể chất

– Bệnh tim mạch: Bệnh tai biến, bệnh cứng động mạch hoặc bệnh tim, huyết áp cao, cholesterol cao sẽ tác động đến dòng máu chảy ra và chảy vào dương vật . Các bệnh tim mạch là nguyên nhân thể chất thông thường của rối loạn cương dương

– Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường mạn tính có thể gây ra những ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây tổn hại mạch máu dẫn đến dương vật. Có đến 2/3 nam giới bị bệnh tiểu đường đều bị bệnh rối loạn cương dương.

– Bệnh thần kinh: Đau thần kinh bao gồm các tổn thương ở cột tủy sống, thoái hóa thần kinh do bệnh tiểu đường, xơ cứng trùng hợp hoặc nghiện rượu cũng dễ dẫn đến rối loạn cương dương.

– Mức độ thấp của hormone nam testosterone.

– Do phẫu thuật: các phẫu thuật ung thư ruột thẳng, ruột kết hoặc tuyến tiền liệt hoặc xạ trị tại vùng xương chậu có thể gây ra các tổn hại đến mạch máu và dây thần kinh

– Do chấn thương tại tủy sống hoặc do xương chậu bị gãy

Rối loạn cương dương và những điều cần biết
Rối loạn cương dương do mắc bệnh tim mạch

2. Rối loạn cương dương do lối sống

– Uống nhiều rượu có thể khiến khả năng cương cứng của dương vật giảm. Nếu uống rượu lâu ngày và uống với liều lượng lớn có thể gây tổn hại cho gan và hệ thần kinh, mất cân bằng lượng hormone nam trong cơ thể.

– Do lối sống lười vận động

– Hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích như ma túy,..

– Quan hệ tình dục bừa bãi dẫn đến nguy cơ gây ra các bệnh về đường tình dục như bệnh lậu, bệnh sùi mào gà, giang mai. Ngoài ra, việc thủ dâm quá độ, quan hệ tình dục với nhiều người, có hành vi quan hệ thô bạo cũng dễ dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương.

3. Do yếu tố tâm lý

Những yếu tố tâm lý có thể xảy ra riêng lẻ hoặc kết hợp với các nguyên nhân bệnh lý, cũng gây ra rối loạn cương dương, cụ thể như sau:

– Lo lắng về khả năng tình dục khiến cho chức năng cương cứng bị ảnh hưởng

– Do trầm cảm

– Do thần kinh yếu

– Căng thẳng, stress trong công việc hoặc đời sống cũng tác động tiêu cực đến chức năng tình dục.

Triệu chứng của rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương cũng như các vấn đề sinh lý khác ở nam giới như liệt dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý đều gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động tình dục. Với mỗi loại sẽ có những triệu chứng khác nhau, thông thường có 4 biểu hiện cơ bản sau đây:

– Nam giới không có ham muốn tình dục: Kèm theo đó là tình trạng không thể cương cứng dương vật khi quan hệ tình dục

– Nam giới vẫn có ham muốn tình dục nhưng dương vật cũng không thể cương cứng được hoặc dương vật không cương đủ để quan hệ tình dục dù đã thực hiện các biện pháp kích thích. Đây là biểu hiện điển hình của bệnh rối loạn cương dương.

– Khi quan hệ tình dục, dương vật có thể cương cứng được nhưng chỉ được khoảng thời gian ngắn, dương vật lại trở lại trạng thái ban đầu khiến cho nam giới mất cảm giác hưng phấn và thất vọng.

– Dương vật có cương cứng nhưng không đúng lúc: Khi có các kích thích, hoặc thủ dâm thì dương vật có thể cương cứng được nhưng đến khi quan hệ tình dục thì lại không thể cương cứng.

Rối loạn cương dương và những điều cần biết
Bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa khi có biểu hiện của bệnh

hỗ trợ Điều trị rối loạn cương dương như thế nào?

Các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Bắc Việt khuyên nam giới khi có những biểu hiện của rối loạn cương dương thì không nên bi quan, lo lắng mà hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám, xác định mức độ của bệnh và có phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh  phù hợp. Bệnh có thể hỗ trợ điều trị bằng thuốc hoặc điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày.

1.Cách hỗ trợ chữa trị rối loạn cương dương không dùng thuốc

– Nghỉ ngơi thư giãn để giảm bớt stress

– Cải thiện mối quan hệ với người vợ hoặc người bạn tình

– Có thói quen ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng cường sinh lý ở nam giới

– Tập thể dục thể thao thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh, ngủ đủ giấc

– Hạn chế hút thuốc hoặc uống rượu bia hợp lý

– Cung cấp đủ nước cho cơ thể

2. hỗ trợ chữa trị rối loạn cương dương bằng thuốc

hỗ trợ Điều trị bệnh rối loạn cương dương là cả một quá trình. Khi bạn được bác sĩ chỉ định dùng thuốc thì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên ngừng sử dụng thuốc giữa chừng. Bên cạnh đó cần kết hợp với những thói quen tốt để cải thiện kết quả hỗ trợ điều trị. 

Nguồn: Phòng khám ngoại khoa