Đừng nên quá hoảng sợ về sự chết chóc do dịch bệnh Ebola gây ra

Sự hoang mang cực độ của dịch bệnh Ebola gây tử vong hàng loạt ở Tây Phi đang lan tràn trên thế giới đến cả những nước chưa phát hiện virus. Tại Việt Nam chiều ngày 17/8 cũng đã có buổi tập huấn công tác phòng, chống dịch Ebola tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM để sẵn sàng đối phó khi phát hiện dịch bệnh.

Tuy nhiên, sự chết chóc do Ebola không như bạn nghĩ?

1. Ebola không phải là căn bệnh gần như chắc chắn gây tử vong

Trong thời gian gần đây, thông tin về tỉ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm dịch bệnh Ebola lên tới 90% đã làm rất nhiều người hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, phải khẳng định một điều, đây không là số liệu chính xác tuyệt đối.

Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ tử vong của một căn bệnh bất kỳ thực chất phụ thuộc vào yếu tố địa lý, nói cách khác là địa điểm bùng phát dịch bệnh. Lật lại quá khứ, những bệnh nhân mắc Ebola đầu tiên trên thế giới được tìm thấy ở Đức và Yugoslavia năm 1967.

Như vậy, rõ ràng tỷ lệ tử vong của căn bệnh này nói riêng cũng như các bệnh khác nói chung phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm nhiễm bệnh, điều kiện khí hậu cũng như cơ sở vật chất, chăm sóc bệnh nhân. Đây mới chính là yếu tố quyết định tới việc hỗ trợ chữa trị thành công sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra.

Vius ebola dưới kính hiển vi

Virus ebola dưới kính hiển vi

2. Ebola là căn bệnh có thể hỗ trợ chữa trị

Cho tới nay, chưa có một vaccine đặc hiệu nào được công nhận là hỗ trợ chữa trị thành công bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra. Sự thật này khiến phần lớn chúng ta tin rằng, Ebola là căn bệnh không thể hỗ trợ chữa trị, người bệnh chỉ có thể chờ chết hoặc khỏi nhờ… may mắn. Tuy nhiên, đây là một hiểu lầm vô cùng nghiêm trọng.

Trên thực tế tuy chưa có vaccine song bệnh nhân nhiễm Ebola có thể sống sót nếu được chăm sóc, khám hỗ trợ chữa trị cẩn thận. Theo các chuyên gia y tế hiện nay, phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho người nhiễm Ebola bao gồm truyền dịch qua tĩnh mạch, truyền máu, kháng sinh hỗ trợ điều trị nhiễm trùng, máy thở oxy…

Một minh chứng khác, đó là việc virus Ebola thực ra chỉ gây ra cái chết cho khoảng 1.000 người ở châu Phi trong sáu tháng vừa qua. Song cũng trong khoảng thời gian đó, khoảng hơn một triệu người ở châu Phi đã tử vong vì viêm phổi, tiêu chảy, sốt rét… – những căn bệnh còn đáng sợ hơn.

3. Virus Ebola không có tốc độ lây truyền nhanh nhất

Với sự hoành hành ở châu Phi, sốt xuất huyết do virus Ebola được rất nhiều người cho rằng là căn bệnh truyền nhiễm phát tán nhanh nhất. Thế nhưng, sự thật lại ngược lại.

Dưới góc nhìn sinh học, virus Ebola thực ra còn phát tán rất kém. Virus này không thể lây nhiễm vào không khí như sởi, thủy đậu, lao, đậu mùa, cảm cúm.

Thay vào đó, chúng chỉ có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, nhất là với các chất dịch cơ thể như máu, nước bọt… Sở dĩ mà virus Ebola phát tán mạnh mẽ tới vậy ở châu Phi là bởi thói quen sinh hoạt kém vệ sinh của người dân khu vực này.

Do đó, thực tế bạn có thể tránh xa Ebola bằng cách rửa tay xà phòng nhiều lần trong ngày, tránh tiếp xúc với các loại dịch cơ thể của người lạ hay những người bị nghi ngờ nhiễm Ebola.

Nghiên cứu vacces phòng tránh ebola

Nghiên cứu vaccine hỗ trợ chữa trị ebola

4. Thử nghiệm vaccine trực tiếp trên người càng sớm càng dễ đẩy lùi dịch bệnh Ebola

Trong tình hình dịch Ebola đang tiến triển rất nhanh, các chuyên gia Mỹ đã nghiên cứu và phát triển một loại huyết thanh có tên Zmapp. Huyết thanh này đã được tiêm thử cho một số đối tượng nhiễm Ebola và ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Trước diễn biến ấy, nhiều người cho rằng cần phải đưa huyết thanh này phổ biến rộng rãi để chặn đứng đại dịch này.

=>Virus Ebola là bệnh gì?

=>Cách phòng chống sự lây nhiễm của virus Ebola

Tuy nhiên, đây không là một nhận định chính xác. Theo các chuyên gia y tế, bất cứ loại thuốc hay vaccine nào trước khi được sản xuất rộng rãi cũng đều phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt kéo dài từ 10 – 15 năm.

Trong suốt quãng thời gian ấy, vaccine cần được thử nghiệm trên động vật sau đó mới thử nghiệm trên người trong 5 – 10 năm để đo lường các phản ứng phụ và tìm ra liều lượng phù hợp.

Nếu đi tắt quy trình này, những sự cố có thể xảy ra. Khi đó, không những dịch Ebola không được dập tắt mà còn có nguy cơ biến chứng và nguy hiểm hơn.

Để “đón đầu” ebola có thể đến Việt Nam bất cứ lúc nào Bộ y tế Việt nam đã tiến hành thực hiện buổi diễn tập phòng, chống bệnh Ebola vào chiều ngày 17/8 tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, TPHCM.

Tiếp tục cùng chúng tôi cập nhật thông tin về dịch bệnh!

Theo kenh14.vn