Vô sinh thứ phát nỗi lo của nhiều gia đình hiện nay

Năm 26 tuổi, sau khi lập gia đình, chị Nguyễn Thị Dung, ngõ 5, phường Cao Thắng (TP Hạ Long) sinh được cậu con trai đầu lòng. Nhưng con đầu chưa đầy năm, chị đã mang thai. Phần vì điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp, neo người; phần vì không muốn con bị thiệt thòi, chị đã quyết định phá bỏ để “kế hoạch”. Năm con trai chị được 6 tuổi, kinh tế gia đình cũng ổn định, vợ chồng chị muốn sinh thêm con cho “có anh, có em” nhưng gần một năm nay, dù “sinh hoạt thoải mái”, chị vẫn không thể mang thai.

vo sinh thứ phát lỗi lo của nhiều gia đình
Như trường hợp của chị Ngô Tố Bình, tổ 4, khu 7, phường Hồng Hà (TP Hạ Long). Năm 30 tuổi chị mới lập gia đình. Khi mang bầu, hai vợ chồng đã hết sức cẩn thận, giữ gìn nhưng không may, cái thai đó lại bị chết lưu. Từ lần đó đến nay, đã hơn 2 năm, chị vẫn không có thai lại. Hiện chị đang phải nhờ các y, bác sĩ Phòng khám  Đa khoa  tư vấn và hỗ trợ chữa trị. “Những trường hợp như vậy gọi là vô sinh thứ phát. Theo định nghĩa y khoa, vô sinh thứ phát là những trường hợp đã từng có thai ít nhất một lần (những lần có thai này có thể bị sảy) nay muốn sinh đẻ nữa nhưng không thể thụ thai”

Cũng theo các  bác sĩ , hiện tượng vô sinh thứ phát dễ xảy ra với nhiều phụ nữ, phần lớn rơi vào trường hợp, chị em bị viêm nhiễm phần phụ sau khi nạo, hút thai hoặc không biết cá hần phụ, sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Những tác động này sẽ làm thay đổi cấu trúc bình thường của tử cung và ống dẫn trứng dính như buồng ch vệ sinh tử cung hoặc tắc ống dẫn trứng. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: Dị dạng tử cung, u xơ tử cung… Và điều đáng lo ngại là hiện tượng vô sinh thứ phát còn có thể xảy ra cả với nam giới. Nguyên nhân là do ăn uống không khoa học, sinh hoạt không điều độ, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu…

“Để tránh tình trạng vô sinh thứ phát, ngoài việc cân nhắc về tuổi tác của người mẹ để có thai, điều kiện kinh tế gia đình, các cặp vợ chồng không nên kéo dài khoảng cách giữa hai lần sinh con, thời gian lý tưởng là từ 3-5 năm và tốt nhất trước 35 tuổi. Còn với những phụ nữ sau 35 tuổi dù đã từng sinh con, cố gắng có thai mà vẫn không mang thai được thì cần đến khám sớm ở cơ sở y tế chuyên khoa về vô sinh, hiếm muộn để hỗ trợ chữa trị. Với những trường hợp vợ hoặc chồng mắc bệnh nan y, cần phải hỗ trợ điều trị lâu dài và có khả năng ảnh hưởng đến việc thụ thai, bạn có thể nhờ biện pháp lưu giữ tinh trùng để có thể sử dụng khi cần. hỗ trợ chữa trị càng sớm cơ hội có thai càng cao”

vô sinh thứ phát

Hiện nay, với y học hiện đại, việc hỗ trợ điều trị vô sinh thứ phát không quá khó. Điều quan trọng là các cặp vợ chồng cần nhận biết và đi khám sớm. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ, tuổi tác của mỗi cặp vợ chồng, bác sĩ sẽ đưa ra hướng hỗ trợ điều trị phù hợp để họ có cơ hội sinh thêm con. Hiện đã có những kỹ thuật hỗ trợ điều trị đơn giản có thể thực hiện giúp phụ nữ bị vô sinh thứ phát hỗ trợ điều trị.

Theo internet