Trẻ nhỏ cũng mắc sùi mào gà ư?

Đây là câu hỏi phổ biến mà các phụ huynh khi biết con trẻ mình mắc bệnh sùi mào gà – một bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục là phổ biến. Thông thường chúng ta đều nghĩ căn bệnh này chỉ có thể mắc ở những người lăng nhăng, có đời sống tình dục không lành mạnh. Nhưng trên thực tế thì những người không có quan hệ tình dục hay thậm chí là trẻ nhỏ cũng có thể bị mắc bệnh này.

Những nguyên nhân nhiễm bệnh sùi mào gà ở trẻ em

+ Khi người mẹ mang thai nhiễm bệnh sùi mào gà, tại bộ phận sinh dục có chứa rất nhiều vi rút HPV, khi sinh trẻ chui qua cửa mình của người mẹ, vì da trẻ sơ sinh rất mỏng, sức đề kháng kém nên virus HPV có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của trẻ, khiến trẻ mắc bệnh ngay sau khi ra đời.

Trẻ nhỏ cũng mắc sùi mào gà ư?

Trẻ nhỏ mắc sùi mào gà

+ Khi người mẹ, hoặc người chăm sóc trẻ nhiễm bệnh sùi mào gà, trong quá trình tiếp xúc như tắm giặt, vệ sinh cho trẻ thì vô tình cũng sẽ lây bệnh sùi mào gà sang cho trẻ.

+ Trẻ nhỏ rất hiếu động nên thường có những vết thương hở ngoài ra, hơn nữa sức đề kháng của trẻ còn yếu kém, khi trẻ sử dụng các vật dụng như quần áo, bồn tắm, bồn vệ sinh…có chứa mầm bệnh thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao.

+ Một nguyên nhân sùi mào gà nữa tuy ít gặp nhưng vẫn có thể lây nhiễm bệnh sùi mào gà cho trẻ em, đó là tình trạng nếu trẻ bị người nhiễm bệnh sùi mào gà lạm dụng tình dục, bộ phận sinh dục của người bệnh qua tiếp xúc trực tiếp sẽ khiến trẻ bị lây nhiễm.

Biểu hiện bệnh sùi mào gà ở trẻ nhỏ

Bề mặt vùng niêm mạc bị sùi mào gà ở trẻ em thường xuất hiện các nốt nhỏ không đồng đều, ẩm ướt và mềm, các nốt nhú có kích thước khác nhau, chúng hợp nhất lại thành một khối nhô lên có dạng như hoa súp lơ, mào gà có màu đỏ hoặc màu xám, có chân hoặc có cuống, rất dễ lở loét, có chất dịch rỉ ra, động vào dễ chảy máu, trong kẽ nứt của tổn thương thường sẽ có dịch màu đục hoặc có chất dịch rỉ ra như mủ, mùi hôi, trẻ thường cảm thấy ngứa và thường gãi dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp.

Trẻ nhỏ cũng mắc sùi mào gà ư?

Khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường nên đi khám

hỗ trợ Điều trị bệnh sùi mào gà ở trẻ em thế nào?

Khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng bệnh sùi mào gà như trên, các bậc làm cha, làm mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra và có hướng hỗ trợ điều trị kịp thời, phù hợp nhất. Tuyệt đối không được chủ quan khi có những biểu hiện bất thường trên cơ thể của trẻ.

Mặc dù bạn không có tiền sử mắc bệnh nhưng vẫn có khả năng trẻ bị nhiễm bệnh do các nguồn bệnh khác hay những tiếp xúc bạn không thể kiểm soát được gây nên. Hoặc nếu trẻ không mắc sùi mào gà thì cũng mắc bệnh nào đó rất nguy hiểm.